Cùng với sàn giao dịch tập trung như HNX, HOSE, thị trường OTC cũng hoạt động khá nhộn nhịp với sự tham gia của nhiều bên. Nắm rõ những đặc điểm nổi bật của thị trường OTC sẽ giúp ích nhiều cho nhà đầu tư trong quá trình giao dịch.

Tìm hiểu thêm: Cổ phiếu OTC là gì? Đặc điểm và cách mua cổ phiếu OTC

Đặc điểm nổi bật của thị trường OTC

Những đặc trưng riêng của thị trường OTC so với những thị trường khác cần nhắc đến như cơ chế xác lập giá, đối tượng tham gia, địa điểm giao dịch…

Cơ chế xác lập giá

Cơ chế xác lập giá tại OTC Market chủ yếu được thực hiện dựa trên hình thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bán. Đây cũng là điểm quan trọng nhất để phân biệt thị trường OTC với thị trường chứng khoán trung lập.

Thay vì cơ chế đấu giá tập trung như Sở giao dịch chứng khoán, hình thức khớp lệnh tại thị trường OTC không quá phổ biến và chỉ được áp dụng đối với những lệnh nhỏ. Giá chứng khoán hình thành qua sự thỏa thuận riêng nên sẽ phụ thuộc vào mỗi đối tác, đơn vị kinh doanh trong giao dịch, đồng nghĩa với đó là cùng một thời điểm, một mã chứng khoán sẽ có nhiều mức giá khác nhau. 

Tuy nhiên, sự tham gia của các nhà tạo thị trường cùng với cơ chế báo giá tập trung qua máy tính như hiện nay dẫn tới việc có sự cạnh tranh về giá giữa các nhà kinh doanh chứng khoán. Do đó, khoảng chênh lệch giữa các mức giá sẽ được thu hẹp do xảy ra hiện tượng đấu giá giữa các nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư lúc này chỉ cần chọn giá tốt nhất trong số những báo giá của nhà tạo lập thị trường.

Giá trên sàn giao dịch OTC được xác lập dựa vào thoả thuận giữa người mua và bán 

Địa điểm giao dịch

Thị trường OTC là thị trường mua bán chứng khoán không dựa trên các sàn giao dịch tập trung như sàn HNX hay HOSE. Quá trình phát triển của OTC Market là quá trình phát triển từ hình thái thị trường tự do, không tổ chức đến thị trường có tổ chức, quản lý của Nhà nước hay các tổ chức tự quản và được phát triển từ hình thức giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử hiện đại.

Theo đó, dựa trên sự thỏa thuận về giá, số lượng giữa 2 bên mua – bán chính là cách mà thị trường OTC hoạt động. Bên mua và bên bán gặp nhau dựa vào các thiết bị có kết nối mạng và thiết bị đầu cuối gắn kết với nhau thông qua nền tảng trung gian mà các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, có thể là website hay diễn đàn.

OTC Market ngày nay hoạt động khá nhộn nhịp. Người tham gia vào thị trường OTC khá nhiều do nó có khả năng mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên nó cũng là sự rủi ro mà nhà đầu tư cần chú ý.

Đối tượng tham gia thị trường OTC

Thị trường OTC là địa điểm dành riêng cho nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cực cao. Đặc biệt, nhà đầu tư cần có kinh nghiệm thực chiến. Với những nhà đầu tư mới thì không nên quá mạo hiểm tham gia vào thị trường này. Bởi ngoài kiến thức chuyên môn, nhà đầu tư cần có thêm khả năng phân tích, định giá để xác định được giá trị thực tế của những mã cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn. Đây chính là nơi có độ rủi ro rất lớn.

Nhà đầu tư cần nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tham gia thị trường OTC

Đóng vai trò là thị trường giao dịch thứ cấp

Thị trường OTC đóng vai trò của một thị trường thứ cấp, điều này đồng nghĩa với việc thị trường đóng vai trò điều hòa, lưu thông nguồn vốn, đảm bảo có thể chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.

Vai trò của OTC Market:

  • Hỗ trợ, thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển;
  • Thu hẹp thị trường tự do, góp phần tạo nên tính ổn định và lành mạnh cho thị trường chứng khoán;
  • Tạo thị trường cho chứng khoán của các công ty quy mô vừa và nhỏ hay các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn;
  • Mở ra môi trường đầu tư linh hoạt cho nhà đầu tư.

Mặt tích cực và hạn chế của sàn giao dịch OTC

Nắm rõ các mặt ưu và nhược điểm của thị trường OTC là cách nhanh nhất giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên lựa chọn giao dịch trên sàn này hay không và giao dịch như thế nào.

Mặt tích cực

Tại thị trường chứng khoán truyền thống, sàn giao dịch sẽ trung giao dịch từ thứ 2 đến hết thứ 6, cuối tuần nghỉ. Riêng sàn giao dịch OTC, cuối tuần sẽ là thời điểm hoạt động sôi nổi nhất. Bên cạnh đó, thị trường OTC cho phép nhà đầu tư mua cả cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và chưa được niêm yết.

Việc mua bán tại OTC Market diễn ra nhanh chóng bởi quy trình mua bán rất đơn giản, người mua và người bán đồng ý với mức giá đã thỏa thuận, thông qua vài thao tác là tiền được chuyển vào tài khoản của người bán.

Những mã cổ phiếu của các công ty chưa được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung vẫn có thể mua trên sàn OTC

Mặt hạn chế

Dù không cần đến sàn giao dịch hay đến trung tâm lưu ký chứng khoán nhưng thị trường OTC vẫn cần có bên trung gian để tiến hành giao dịch. Bên trung gian thường chính là người tạo ra sân chơi cho nhà đầu tư, họ sẽ thu phí dựa vào mỗi giao dịch được thực hiện thành công.  Mức phí này sẽ cao hơn so với thị trường chứng khoán tập trung.

Giá của thị trường OTC dựa vào sức mua và bán nội bộ của sàn nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thực tế. Do đó, luôn xảy ra tình trạng biến động liên tục do lượng người mua và bán có lúc đột biến, có lúc không có ai.

Kiến thức về thị trường chứng khoán rất lớn, bất kể bạn là nhà đầu tư lâu năm hay mới tham gia, bạn đều cần liên tục cập nhật kiến thức để có những quyết định giao dịch hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này, nhà đầu đã có thêm thông tin hữu ích về sàn OTC.

Đừng quên truy cập vào Vaytiennhanhgon.com để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.