Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ 2 trên thế giới, tình hình kinh tế của quốc gia này sẽ tác động trực tiếp tới nền kinh tế toàn cầu. Việc đánh giá khái quát về nền kinh tế của Trung Quốc và những biến động giúp nhà đầu tư nắm được sự dịch chuyển của nền kinh tế, từ đó ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Khái quát về nền kinh tế của Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển. Kinh tế nước này chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn sở hữu hỗn hợp. Mặc dù vậy, các khu vực tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Theo thống kê, các DNNN chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của quốc gia này, đóng góp tới 100% GDP (tương đương 15 nghìn tỷ USD) vào năm 2021, các doanh nghiệp tư nhân trong và nước ngoài đóng góp 40% còn lại.

Tổng tài sản của tất cả các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đạt khoảng 8,08 nghìn tỷ USD.91 trong số các doanh nghiệp này thuộc top 50000 công ty theo Fortune Global 50000 năm 2020.

Có thể nói rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014. Theo một số người, đây là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế.

Nhiều đánh giá cho rằng, có được thành công này là do Trung Quốc tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường. Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% thị trường vốn hòa của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những nỗ lực nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng của quốc này và đối mặt với nhiều rào cản.

Suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc tăng tốc nền kinh tế bằng cách đầu tư vào các nhà máy, tòa nhà chọc trời và cầu đường. Mô hình này đã tạo ra một sức tăng trưởng chóng mặt, biến quốc gia này thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và trở thành công xưởng sản xuất của toàn cầu.

Nhưng hiện tại, họ đang đối mặt với những rào cản chưa từng có bởi nền kinh tế đang giảm tốc, người tiêu dùng ngại chi tiêu và xuất khẩu đi xuống. Đặc biệt, giá hàng hóa giảm và hơn 20% người trẻ đang rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hãng bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc – Country Garden, với 3.000 dự án đang có nguy cơ vỡ nợ. Một trong những ngân hàng ngầm lớn nhất Trung Quốc – Quỹ đầu tư Zhongzhi Enterprise Group cũng đang bị khách hàng phản đối vì chậm trễ thanh toán.

Phần lớn những khó khăn này đều phát sinh từ những nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi họ không muốn dựa nhiều vào vay nợ như chính phủ tiền nhiệm. Điều này thể hiện ở việc Trung Quốc không đưa ra bất cứ biện pháp mạnh tay nào khi khủng hoảng bất động sản diễn ra ngày một trầm trọng.

Những thay đổi trong chính sách của quốc gia này có thể gây ảnh hưởng nền kinh tế trong và ngoài nước

Điều này khiến nhiều ngân hàng nước ngoài như Barclays, JPMorgan Chase và Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng của quốc gia này trong năm nay, xuống dưới mục tiêu 5% của chính phủ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang rút tiền ra.

Trong khi Mỹ đang chi hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ các hộ gia đình, xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích nền kinh tế, thì chủ tịch của Trung Quốc lại không muốn tăng trưởng phụ thuộc vào vay nợ và đầu cơ xây dựng thêm nữa. Giới chuyên gia nhận định rằng, chính sách trái ngược giữa hai nền kinh tế lớn đang thay đổi dòng tiền đầu tư toàn cầu.

Trong trường hợp tệ nhất, quốc gia này có thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ như Nhật Bản vài thập kỷ qua. Cảnh báo này được các nhà kinh tế học đưa ra dựa vào số liệu CPI tháng 7 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát.

Trong thời kỳ thị trường dễ biến động, sự trượt dốc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ châm ngòi cho làn sóng bán tháo tài sản rủi ro toàn cầu. Việc này từng xảy ra năm 2015, Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ, chứng khoán quốc gia này lao dốc khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải dừng tăng lãi suất. Tình hình hiện tại mặc dù chưa đến mức này nhưng nếu diễn biến vẫn tiếp tục tệ đi, Fed có thể sẽ phải giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.

Chuyên gia đánh giá như thế nào về nền kinh tế của quốc gia tỷ dân

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD cho rằng quá trình tái cân bằng từ sản xuất sang dịch vụ, từ đầu tư sang tiêu dùng, di cư từ nông thôn sang thành thị đều bị đại dịch cản trở. Cần phải khởi động lại để có thể tăng trưởng bền vững, toàn diện. 

Trên thực tế, một số thành phần như xe điện, điện gió, điện mặt trời và pin vẫn đang bùng nổ. Trong các lĩnh vực này, đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng luôn ở mức hai chữ số. Đây chính là kiểu tăng trưởng xanh, công nghệ cao mà các lãnh đạo của Trung Quốc mong muốn. Nước này cũng đang phát hành trái phiếu cho các dự án năng lượng tái tạo, đường sắt cao tốc với quy mô hàng đầu thế giới. Ngoài ra, họ còn giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ hào phóng cho người mua xe điện. Du lịch và nhà hàng cũng đang tăng trở lại so với thời kỳ phong tỏa năm ngoái.

Xe điện, điện mặt trời, pin phát triển mạnh tại Trung Quốc

Starbucks ghi nhận doanh thu tăng 46% tại Trung Quốc quý trước. Các chuyến bay nội địa hiện bận rộn hơn 15% so với tiền đại dịch. Du khách cũng phàn nàn khách sạn giá rẻ tăng giá vì nhu cầu tăng vọt. Các hoạt động này đang tạo ra nhiều việc làm, góp phần xoa dịu nỗi lo của giới chức về tỷ lệ thất nghiệp.

Mặc dù chịu áp lực từ bất động sản và các vấn đề nhân khẩu học nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đạt 6,3% trong quý II/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế OECD dự báo, quốc gia này đang trên đà chứng kiến GDP đạt mức tăng trưởng 5,1% trong năm nay, tiếp theo là mức tăng 4,6% vào năm 2024. 

Dựa vào những thông tin khái quát về nền kinh tế Trung Quốc, nhà đầu tư có thể đưa ra những đánh giá về những ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng trong những năm tới. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Đừng quên truy cập vào vaytiennhanhgon.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh tế, tài chính hay, bổ ích nhé.