Dư mua dư bán chứng khoán là một trong những khái niệm mà nhà đầu tư cần tìm hiểu khi mới bước chân vào thị trường này. Để hiểu được khái niệm này và cách thức giao dịch khi xảy ra dư mua, dư bán thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Dư mua dư bán chứng khoán là gì?
Dư mua, dư bán phản ánh tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh trên thị trường chứng khoán. Khi nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán thì không phải lúc nào cũng có thể khớp lệnh tương ứng. Giao dịch chỉ được thực hiện khi mà giá đặt mua bằng hoặc lớn hơn giá được chào bán. Như vậy sẽ có những trường hợp mà việc mua hoặc bán chưa thể thực hiện vì không đạt được sự thống nhất về giá.
Thế nào là dư mua, dư bán trong chứng khoán?
Bảng giá chỉ hiển thị 3 mức giá tốt nhất được chào bán hoặc đặt mua, cụ thể:
Xét về bên mua:
– Cột giá 1 và KL 1 là biểu thị cho giá được đặt mua cao nhất với khối lượng tương ứng tại thời điểm hiện tại
– Cột giá 2 và KL 2 là biểu thị cho lệnh đặt mua ở mức giá 2 với khối lượng tương ứng, mức độ ưu tiên chỉ xếp sau giá 1
– Cột giá 3 và KL 3 là biểu thị cho lệnh đặt mua ở mức giá 3 với khối lượng tương ứng, mức độ ưu tiên xếp sau giá 2
Xét về bên bán:
– Cột giá 1 và KL 1 là biểu thị cho giá được đặt bán thấp nhất với khối lượng tương ứng tại thời điểm hiện tại
– Cột giá 2 và KL 2 là biểu thị cho lệnh đặt bán ở mức giá 2 với khối lượng tương ứng, mức độ ưu tiên chỉ xếp sau giá 1
– Cột giá 3 và KL 3 là biểu thị cho lệnh đặt bán ở mức giá 3 với khối lượng tương ứng, mức độ ưu tiên xếp sau giá 2
Xem thêm: Dư mua dư bán là gì? Cách dự đoán thị trường theo dư mua và dư bán cổ phiếu
Ngoài 3 mức giá này thì còn nhiều mức giá và khối lượng cổ phiếu tương ứng khác mà nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch nhưng chưa đạt điều kiện. Cột dư sẽ thể hiện lượng cổ phiếu chưa được giao dịch này. Cụ thể:
– Cột dư bán trong chứng khoán thể hiện số lượng cổ phiếu đang được chào bán nhưng chưa có người mua
– Cột dư mua trong chứng khoán thể hiện số lượng cổ phiếu đang được đặt mua nhưng chưa có người bán
Sau khi kết thúc giao dịch, cột dư mua, dư bán sẽ phản ánh khối lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.
Để hiểu hơn về khái niệm này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể: Nhìn vào mã cổ phiếu ADC, giá bán đang là 25.000 đồng, trong khi giá mua chỉ có 22.000 động, như vậy thì giao dịch này sẽ không thể thực hiện được, các cổ phiếu chưa khớp lệnh sẽ hiển thị ở cột dư mua và dư bán, theo đó dư mua là 70 và dư bán là 10.
Ví dụ về dư mua dư bán chứng khoán
Tình hình thị trường trong trường hợp dư mua hoặc dư bán
Ngoài khối lượng cổ phiếu được giao dịch thì dư mua, dư bán cũng là chỉ số phản ánh mức thanh khoản của một mã cổ phiếu.
Nhìn vào dư mua, dư bán chứng khoán trên thị trường, nhà đầu tư sẽ thấy được cổ lượng cung – cầu như thế nào, theo đó:
– Nếu dư bán nhiều hơn dư mua thì điều này cho thấy trên thị trường cung đang lớn hơn cầu, tức là số lượng cổ phiếu rao bán nhiều hơn lượng đặt mua.
– Nếu dư mua nhiều hơn dư bán thì điều này cho thấy trên thị trường cầu đang vượt cung, tức là số lượng cổ phiếu đặt mua nhiều hơn rao bán.
Dư mua dư bán quá nhiều phản ánh cung – cầu không cân bằng
Cách thức giao dịch khi xảy ra dư mua hoặc dư bán
Khi xảy ra dư mua hoặc dư bán thì nhà đầu tư nên giao dịch như thế nào? Trong quá trình mua bán hàng ngày, người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao trong khi người mua thì lại muốn mua giá rẻ, điều này áp dụng hoàn toàn chính xác vào thị trường chứng khoán.
Những nhà đầu tư chứng khoán luôn tìm kiếm mức giá tốt nhất để mua mã cổ phiếu ưng ý, điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ chọn mua cổ phiếu có mức giá bán thấp nhất. Tương tự như vậy, người bán cổ phiếu cũng sẽ đặt ra mức giá bán tốt nhất để thu về lợi nhuận cao, tức giá sẽ bán với giá cao.
Xảy ra dư mua, dư bán nhà đầu tư nên giao dịch ra sao?
Mức giá bên mua, bên bán sẽ được hiển thị chi tiết theo mức từ 1 – 3, cụ thể:
Thực chất cách sắp xếp mức giá này hoàn toàn dựa trên nguyên lý cạnh tranh của thị trường hoàn hảo.
Dư mua dư bán trong chứng khoán thay đổi liên tục, một mã cổ phiếu trên thị trường nếu dư mua nhiều hơn thì rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại, dư bán nhiều hơn cổ phiếu sẽ giảm giá. Vậy nên, trong quá trình giao dịch, nếu nhà đầu tư nhìn thấy dư bán nhiều và dự đoán giá sẽ đi xuống vậy thì bạn có thể mở lệnh vào bên mua và ngược lại, dư mua nhiều, giá có khả năng tăng thì đặt lệnh bên bán.
Trên đây là những chia sẻ của Vaytiennhanhgon.com về dư mua dư bán chứng khoán, hy vọng nhà đầu tư sẽ nắm được và ứng dụng hiệu quả vào quá trình giao dịch của mình.