Startup kỳ lân là gì? Đặc trưng của các startup kỳ lân

Startup kỳ lân nổi tiếng trên thế giới, có thể kể tới những cái tên như Uber, Bytedance, Airbnb, Snapchat hay Pinterest… Họ đều là những người đã làm nên tên tuổi trên thị trường và khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vậy thật sự ý nghĩa của một startup kỳ lân là gì? Và tại sao đó lại là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ startup nào? Hãy cùng theo dõi chúng tôi với những chia sẻ sau đây nhé!

1. Startup kỳ lân là gì?

Kỳ lân hay chính là Unicorn, đây là một loài vật trong trí tưởng tượng của con người có hình tượng giống với một chú ngựa có sừng mọc ở trên đầu.

Startup kỳ lân là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngành đầu tư mạo hiểm để mô tả một công ty khởi nghiệp kinh doanh do tư nhân nắm giữ với giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD.

Kỳ lân có thể nói là loài chỉ ở trong trí tưởng tượng; tương tự vậy những công ty khởi nghiệp được định giá tỷ đô cũng hiếm không kém để thể hiện được mức độ lớn và thành công của doanh nghiệp hay công ty đó.

Startup kỳ lân là gì?

Phần lớn các startup kỳ lân trên thực tế đều thành lập ở Mỹ và Trung Quốc. Chỉ có khoảng 20% thành viên trong “câu lạc bộ kỳ lân thế giới” được thành lập ở các quốc gia khác. Một số ví dụ nổi bật về Startup kỳ lân nổi bật có thể kể đến như:

Uber (Mỹ): 72 tỷ $

Airbnb (Mỹ): 29 tỷ $

Bytedance (Trung Quốc): 75 tỷ $

Didi Chuxing (Trung Quốc): 56 tỷ $

Stripe (Mỹ): 23 tỷ $

SpaceX (Mỹ): 19 tỷ $

Epic Games (Mỹ): 15 tỷ $

Bitmain Technologies (Trung Quốc): 12 tỷ $

GrabTaxi (Singapore): 14 tỷ $

Go-jek (Indonesia): 10 tỷ $.

2. Nguồn gốc của “startup kỳ lân”

Thuật ngữ Startup kỳ lân đầu tiên được mọi người biết tới bởi nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee, cũng là người đã sáng lập CowboyVC – Một quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu có trụ sở đặt tại Palo Alto, California.

Nguồn gốc của "startup kỳ lân"

Aileen Lee lần đầu tiên viết về Unicorn trong thế giới đầu tư mạo hiểm tại một bài báo của cô mang tên là “Chào mừng bạn đến với câu lạc bộ kỳ lân: Học hỏi từ các công ty khởi nghiệp tỷ đô.”

Tại đây, bà đã xem xét các công ty khởi nghiệp kinh doanh phần mềm nổi bật được thành lập vào những năm 2000 và chỉ tìm ra 39 doanh nghiệp đủ điều kiện trở thành một “Startup Kỳ Lân”, con số này chỉ khoảng 0,07% trong số các cái tên được kể ra từng đạt mức định giá 1 tỷ USD. Bà nhận thấy rằng các công ty khởi nghiệp kinh doanh đã đạt được mốc 1 tỷ đô la thực tế hiếm giống như việc tìm kiếm thấy một con kỳ lân thần thoại ngoài đời thực vậy.

Tính đến nay, trên thế giới có khoảng 600 Startup Kỳ Lân, tổng giá trị lên đến hơn 2,000 tỷ đô la. Nhưng 80% các công ty này là đến từ hai cường quốc trên Thế giới đó là Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo, top 10 doanh nghiệp được xếp hạng startup kỳ lân tại 12 thị trường, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, HongKong, Austrailia, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan.

Trong đó, tại Việt Nam, 10 “người khổng lồ mới nổi” bao gồm: Propzy, Sipher, Sendo, và Jio Health, Clevai, CoolMate, hay EveHR, Lozi, VUI và HomeBase. Tổng giá trị của 10 doanh nghiệp lên tới 300 triệu USD, xếp cuối cùng trong số 12 thị trường được nghiên cứu.

3. Những đặc trưng điển hình của startup kỳ lân

Quá trình trở thành một con kỳ lân không hề dễ dàng, nhanh chóng và mỗi startup kỳ lân đều có một con đường thành công riêng. Vậy đặc trưng chung nhất của startup kỳ lân tài năng là gì?

Những sự đổi mới mang tính đột phá: Các công ty startup kỳ lân luôn luôn cố gắng đổi mới trong lĩnh vực mà họ đầu tư một cách đột phá, sáng tạo và không đi theo những lối mòn truyền thống.

Ví dụ như công ty Uber đã có những thay đổi trong cách mọi người đi lại di chuyển. Trong khi Airbnb được biết là công ty startup kỳ lân đã thay đổi cách mọi người lên kế hoạch khi đi du lịch hay đi chơi. Các chiến lược kinh doanh sáng tạo, mới mẻ, đột phá là những yếu tố quan trọng giúp cho những cái tên này trở thành một công ty kỳ lân.

Những đặc trưng điển hình của startup kỳ lân

Những đổi mới đầu tiên tạo ra xu hướng: Các Startup kỳ lân là gì chủ yếu là những người khởi đầu, dẫn dắt xu hướng trong ngành của họ. Họ thay đổi cách làm việc của mọi người và dần dần tạo ra nhu cầu cần thiết hơn cho bản thân. Họ cũng được biết là công ty liên tục có những đổi mới và đi trước các đối thủ cạnh tranh để có thể bùng nổ sau này.

Sử dụng công nghệ cao: Hầu hết các Startup kỳ lân đều có mô hình kinh doanh chạy trên trình độ công nghệ hiện đại. Gần 87% sản phẩm kỳ lân là phần mềm, 7% trong số đó là phần cứng, trong khi chỉ có 6% còn lại dựa trên sản phẩm và dịch vụ.

Các công ty khởi nghiệp tập trung và hướng vào người tiêu dùng: Mục tiêu chính của công ty khởi nghiệp kinh doanh chính là đơn giản hóa và biến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho người tiêu dùng và trở thành một phần trong các hoạt động cũng như cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài ra một yếu tố quan trọng khác nữa là các công ty kỳ lân cũng luôn giữ cho các sản phẩm và dịch vụ của họ có mức giá phải chăng, phù hợp với tất cả nhu cầu của người tiêu dùng và đa dạng người sử dụng.

Sở hữu tư nhân: Nhiều công ty kỳ lân nổi tiếng ngày nay đa số đều thuộc sở hữu tư nhân. Có hơn 361 công ty tư nhân trên khắp thế giới hiện được định giá hơn 1 tỷ đô la.
Duy trì được vị thế dẫn đầu: Không chỉ là người khai phá những dịch vụ hay nhu cầu mới, các công ty kỳ lân còn thường xuyên tiến hành cải tiến và định vị lại thị trường để luôn duy trì vị thế dẫn đầu.

4. Những thách thức đối với các startup kỳ lân

Với giá trị cao, những startup kỳ lân luôn có được chỗ đứng riêng trên thị trường. Tuy nhiên, các startup kỳ lân vẫn có thể đối mặt với những thách thức cần phải vượt qua để duy trì và giữ vững được vị thế của mình.

Mô hình của startup kỳ lân chủ yếu phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn dồi dào được cung cấp. Tuy nhiên, khi dòng tiền này bị siết chặt hơn, các doanh nghiệp startup kỳ lân cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như tại các thời điểm nền kinh tế toàn cầu không ủng hộ hay như đợt dịch Covid 19 vừa qua, các Startup kỳ lân cũng sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng.

Một startup thành công cần hội tụ nhiều yếu tố như đội ngũ- con người, ý tưởng, mô hình kinh doanh, độ rộng của thị trường, lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, những startup trở thành “khổng lồ” phải có thị trường kinh doanh đủ rộng, dư địa phát triển đủ lớn.

Một startup thành công và có thể giữ vững được vị thế cần hội tụ nhiều yếu tố như đội ngũ, con người, ý tưởng, mô hình kinh doanh, cũng như độ rộng của thị trường, lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, những startup trở thành “khổng lồ” cũng sẽ phải có thị trường kinh doanh đủ rộng, để có thể phát triển đủ lớn trong tương lai. Vaytiennhanhgon.com chúc bạn thành công!

Xem thêm: Thung lũng Silicon – Khám phá cái nôi của nền công nghệ